Muốn giữ tâm thanh thản, an lạc và vô sự
Khi biết tâm mình thường giận hờn, phiền não, đau khổ thì dẫn tâm theo pháp như lý tác ý thế này: “Cái tâm phải thanh thản, an lạc và vô sự, không được giận hờn, đau khổ, phiền não nữa, vì đau khổ, phiền não là các pháp ác”.
Khi có một niệm thương nhớ, lo sợ thì phải dẫn tâm tác ý như sau: “Cái tâm thanh thản, không được thương nhớ, lo sợ vì các pháp đều là do duyên tan hợp theo nhân quả nên không có gì là của mình. Vậy hãy bỏ xuống, đừng thương nhớ lo sợ, vì thương nhớ lo sợ là ác pháp, là pháp làm đau khổ trong tâm hồn của ta”.
Khi tâm không có niệm khởi, đang ở trong trạng thái thanh thản, thì hãy dẫn tâm như thế nầy: “Cái tâm phải thanh thản trong trạng thái thanh thản, vì có thanh thản thì tâm mới có nội lực. Tâm có nội lực thì mới nhập thiền định”.
Muốn giữ tâm thanh thản thì phải nương vào hơi thở tùy tức của Định Niệm Hơi Thở (tùy tức mà không ức chế tâm mới gọi là Định Niệm Hơi Thở). Thỉnh thoảng nhắc tâm thanh thản một lần. Lúc nào, ngày nào, giờ nào, hễ có rảnh là dẫn tâm vào thanh thản an lạc và vô sự bằng phương pháp dẫn tâm vào trong trạng thái thanh thản, đó là giữ tâm thanh thản trong hơi thở.
Đó là tu pháp an trú tâm thanh thản an lạc và vô sự bằng phương pháp dẫn tâm vào trong trạng thái thanh thản. Dẫn tâm vào trạng thái thanh thản là dẫn tâm tập nhập Sơ Thiền; dẫn tâm nhập Sơ Thiền là để lập đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng; lập đức nhẫn nhục, tùy thuận bằng lòng là để ly dục ly ác pháp.
Tâm có bằng lòng thì tâm mới xả được. Tâm có an vui hạnh phúc là tâm nhập Sơ Thiền; tâm nhập Sơ Thiền là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.
Gợi ý
-
Muốn giữ được tâm thanh thản, an lạc và vô sự
là một việc làm không phải dễ, nếu ngay từ bây giờ, lúc thân tứ đại còn khỏe mạnh, còn sức lực mà không tu tập thì đến khi thân tứ đại già nua, mỏi mòn, yếu đuối thì tu tập và rèn luyện tâm thanh thản an lạc và...
-
Muốn giữ gìn bảo vệ Chánh niệm
thì phải hiểu cho rõ ràng niệm nào là Chánh niệm, niệm nào là Tà niệm. Đối với Phật giáo Nguyên Thủy thường dạy người tu tập là lấy giới đức, giới hạnh làm đầu, để lập đức lập hạnh cho người tu sĩ, vì thế Tứ Niệm Xứ là...
-
Muốn giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh
không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào thì luôn luôn phải tác ý câu “Năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, người lạ, ốm đau, hủy hoại, rỗng không, vô ngã”. (Năm thủ uẩn là sắc thủ uẩn, thọ thủ...
-
Muốn giữ gìn giới sống chế ngự thân
thì hằng ngày các bạn nên nhớ dùng pháp như lý tác ý: “Phải tỉnh giác trên từng thân hành, không được để thân hành làm theo thói quen”. Với câu này các bạn phải nhắc thường xuyên tác ý hoặc tác ý một câu khác: “Với tâm định tỉnh...
-
Muốn giữ gìn sáu căn
thì trước tiên phải phòng hộ và sau đó mới ngăn chặn. Phòng hộ thì có HẠNH ĐỘC CƯ là đệ nhất pháp, còn ngăn chặn thì có pháp NHƯ LÝ TÁC Ý.
-
Muốn giữ gìn tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi
thì luôn lúc nào cũng phải nhớ nhắc tâm: “Tâm không được phóng dật, phải định vào thân đi” hay “Tâm định vào hơi thở đi”, hoặc “Tâm như đất lìa tham, sân, si, mạn, nghi đi”. Trong tất cả câu pháp hướng này, tùy theo mỗi người mà chọn...